Nếp nhà sàn này được gia chủ bê nguyên từ trên bản Mai Châu - Hòa Bình về đất Thạch Thất - Hà Nội.
Gia chủ muốn giữ nguyên màu sắc hoang sơ theo thời gian của ngôi nhà từ khi mang về để
được cảm nhận đúng với vẻ cổ kính, mộc mạc.
Được mua từ Sơn La về dựng tại đất Phú Cát - Quốc Oai, ngôi nhà sàn này được tôn tạo lại, bóng bẩy hơn so
vớn nguyên bản để phù hợp với lối sống hiện đại ở Hà Nội.
Hàng trăm nếp nhà sàn lấp ló sau những hàng cây, đó là điểm đặc trưng của vùng đồng
quê Phú Cát, Hòa Thạch (Quốc Oai - Hà Nội).
Phong cách đơn sơ của nhà sàn tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên
Nằm trên Km 24 Đại Lộ Thăng Long, ngôi nhà tuy nhỏ nhưng có lối kiến trúc độc đáo hơn so với kiến
trúc nhà sàn thông thường, với mái hiên đua ra phía trước nhà.
Ngôi nhà sàn (Thôn 3 - Hòa Thạch - Quốc Oai), mua về với bản mộc, được cách tân theo kiến
trúc hiện đại, không còn nhiều bóng dáng của ngôi nhà sàn cổ.
Nhìn tổng thể sân vườn khá đẹp, nhưng khó nhận viết được bản sắc văn hóa dân tộc ở đâu.
Ngôi nhà sàn (Thôn 4 Hòa Thạch, Quốc Oai), được xây dựng trong khuôn viên rộng, cây cối rậm rạp,
cảm nhận ngôi nhà này như được quay lại với núi rừng Tây Bắc.
Ngôi nhà sàn tại Km 6 quốc lộ 21 đi Xuân Mai, bê nguyên từ trên bản về xuôi. Mầu gỗ mộc, mái lợp
bằng lá cọ được gia chủ giữ nguyên phong cách dân tộc.
Ngôi nhà sàn dân tộc Mường của ông Nguyên Văn Hinh (Thôn 6 Hòa Thạch, Quốc Oai) mua về
từ vùng Tây Bắc năm 2002 với giá 70 triệu đồng. Ông bố trí rất nhiều cây bóng mát xung quanh.
Hồ được đào trước nhà, giữa hồ là một hòn đảo nhân tạo có chiếc cầu bắc qua.
Một nhà hàng kinh doanh đặc sản gà ri, thịt thú rừng nằm trên đường 21 đi Sơn Tây
lấy nếp nhà sàn làm không gian kinh doanh rất hiệu quả.
Ngôi nhà sàn được chủ nhân bày trí rất cầu kỳ từng chi tiết
Cũng năm trên đường 21 đi Sơn Tây, một nếp nhà sàn được chủ quán làm không gian kinh doanh cà phê
Các chủ nhân nhà sàn còn tạo cảnh quan cho hợp với phong cách