Hãy cùng điểm qua những đặc trưng cũng như ưu điểm của những loại tủ quần áo mở phổ biến này nhé.
Kết cấu của tủ quần áo mở
Đúng như tên gọi, tủ quần áo mở sẽ phô bày tất cả áo, quần, đầm, túi của bạn. Vì thế, những ngăn chứa vừa vặn là yếu tố vàng để quần áo trông gọn gàng, thẩm mỹ. Một chồng quần áo mỏng sau khi gấp gọn sẽ cần sẽ có kích thước khoảng 33-40cm X 35-50cm.
Các ngăn đựng chăn gối sau gấp gọn sẽ có kích thước trung bình khoảng 90-10xm X 40-50cm. Quần âu sau khi treo thường có kích thước 40-50cm X 80-90cm. Váy dài, đầm dạ tiệc, áo măng tô dài khoảng 1,5 - 1,8m. Nắm được chỉ số này, bạn sẽ lên kế hoạch thiết kế được những ngăn chứa cơ động, phù hợp để treo đồ sao cho đẹp và thẩm mỹ.
Dưới đây là một số mẫu tủ quần áo mở:
Kiểu hệ tủ nằm toàn bộ trong một mặt phẳng có ưu điểm rất dễ quan sát tổng thể
Hệ tủ mở hình chữ L
Kiểu tủ mở hình chữ chữ L giúp tận dụng tối đa không gian trong phòng và gia tăng tính thẩm mỹ cũng như cho phép sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng hơn. Ví dụ, nếu là tủ đồ chung của 2 vợ chồng, đồ của vợ sẽ được quy hoạch ở một bên, chồng một bên. Hoặc bạn có thể chia quần áo theo chủ đề đông - hè; quần áo và chăn màn... một cách dễ dàng và tiện lợi.
Tủ quần áo mở hình chữ L tận dụng tối ưu không gian, cho phép chủ nhân
phân chia chủ đề cho quần áo, đồ dùng
Tủ quần áo mở màu trắng
Thiết kế tủ quần áo mở màu trắng vừa mang lại cảm giác đơn giản, nhẹ nhàng cho căn phòng, vừa khiến việc lựa chọn áo quần của bạn trở nên trực quan, dễ dàng hơn nhiều so với những màu sắc khác. Hơn nữa, kiểu tủ mở màu trắng là lựa chọn hoàn hảo cho không gian nhà nhỏ.
Cách chống bụi cho tủ quần áo mở
Bên cạnh nhưng ưu điểm, tủ quần áo mở cũng có nhược điểm là quần áo dễ bị bụi bặm vì không có cửa đóng kín. Vì vậy, để hạn chế bụi bặm bám vào quần áo, bạn có thể sử dụng cửa kính hoặc thêm rèm che. Bên cạnh đó, nên bố trí tủ mở ở khu vực kín, tránh đặt tủ cạnh cửa sổ hoặc những nơi dễ bám bụi.
Để hạn chế bụi bặm bám vào quần áo, bạn có thể dùng cửa kính hoặc rèm che tủ