Những năm gần đây, trong khi chất lượng không khí ngoài trời ở nhiều nơi ngày càng xấu đi thì ô nhiễm không khí trong nhà cũng không còn là vấn đề mới mẻ. Chất lượng không khí trong nhà đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, bởi đa số chúng ta dành thời gian ở các không gian trong nhà nhiều hơn ngoài trời, tính cả ở nhà lẫn văn phòng, nơi làm việc,… Trên thực tế, một số loại vật liệu xây dựng rất phổ biến ngày nay có chứa một hợp chất độc hại tên là formaldehyde, phát thải trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Formaldehyde là một hợp chất dễ bay hơi, tồn tại trong môi trường kín, ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí trong nhà. |
Trong bài viết này, hãy cùng Batdongsan.com.vn tìm hiểu formaldehyde là gì, nhận biết các nguồn phát thải formaldehyde và cách giảm thiểu formaldehyde hiệu quả nhé!
Formaldehyde (công thức hóa học: HCHO) là một loại khí không màu, dễ cháy, có mùi hăng khá mạnh ở nhiệt độ phòng. Tiếp xúc với khí này có thể gây ra nhiều tác động xấu lên hệ hô hấp, mắt và da. Các triệu chứng phổ biến nhất là kích ứng, chảy nước mắt, bỏng niêm mạc mũi, ho, co thắt phế quản, khó thở, kích thích phổi và viêm da. Trong trường hợp cực đoan, nếu phơi nhiễm với lượng lớn trong thời gian dài, formaldehyde có thể gây ung thư. Do đó, khí này được coi là một mối nguy hại đối với sức khỏe con người, đặc biệt là những người nhạy cảm, có bệnh lý hô hấp, phụ nữ có thai, người già và trẻ em.
Nguy cơ của formaldehyde đối với sức khỏe con người phụ thuộc trực tiếp vào mật độ của nó trong không khí, thời gian tiếp xúc và tình trạng sức khỏe của người tiếp xúc. Nồng độ trung bình của formaldehyde trong môi trường sống hàng ngày vào khoảng dưới 0,1 ppm, nếu vượt ngưỡng 0,3 ppm thì được coi là một lượng đáng kể, có thể gây hại. Đặc biệt, các sản phẩm gỗ mới sản xuất có mức phát thải formaldehyde khá cao, sau đó giảm dần theo thời gian.
Formaldehyde có mặt trong nhiều loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là gỗ. |
Formaldehyde là sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy và các quá trình tự nhiên khác. Chất này được tìm thấy trong nhiều loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các sản phẩm gỗ composite và vật liệu cách điện. Trong không gian nhà ở, khí formaldehyde có thể phát thải từ rất nhiều nguồn như sau:
Với mức độ phổ biến cao trong đời sống hiện nay, rất khó để loại bỏ hoàn toàn sự tiếp xúc với formaldehyde. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát, giảm thiểu nồng độ formaldehyde trong không gian nội thất để bảo vệ sức khỏe bằng một số giải pháp sau:
Khi xây nhà cũng như mua sắm nội thất, bạn nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm gỗ composite đã được chứng nhận hoặc các sản phẩm làm từ gỗ nguyên khối. Các loại gỗ này giúp hạn chế lượng khí thải formaldehyde, cung cấp các lựa chọn an toàn hơn cho ngôi nhà của bạn. Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm gỗ có chứa nhựa phenol-formaldehyde (PF) vì chúng phát ra formaldehyde với tỷ lệ thấp hơn đáng kể so với các sản phẩm từ nhựa ure-formaldehyde (UF). Một số vật liệu hiện nay được phân loại NAF, tức là không có formaldehyde – một tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong trong việc đo lường phát thải loại khí độc hại này để người tiêu dùng có thêm lựa chọn.
Tăng cường thông gió giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà. |
Mức phát thải formaldehyde có thể gia tăng trong môi trường nóng và ẩm. Do đó, kiểm soát các yếu tố này có thể góp phần đáng kể vào việc giảm các rủi ro sức khỏe do formaldehyde. Thông gió tự nhiên luôn là đồng minh quan trọng nhất trong nhiệm vụ giảm thiểu ảnh hưởng của phát thải formaldehyde trong môi trường kín. Nếu thông gió tự nhiên không khả thi trong ngôi nhà của bạn, giải pháp thay thế là kết hợp điều hòa không khí và máy hút ẩm. Tuy nhiên, các thiết bị này phải được làm sạch và thoát nước thường xuyên để tránh sự phát triển của nấm, mốc – các tác nhân cũng gây bất lợi cho chất lượng không khí trong nhà.
Có nhiều loại cây nội thất vừa làm đẹp không gian sống, vừa tốt cho sức khỏe con người. |
Không chỉ tô điểm cho ngôi nhà của bạn, cây xanh còn giúp thanh lọc không khí, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Theo nghiên cứu của NASA Clean Air, một số loại cây nội thất có khả năng hấp thụ các hợp chất dễ bay hơi độc hại trong nhà, trong đó có formaldehyde. Chúng có thể giảm thiểu tới 90% các chất ô nhiễm tồn tại trong không khí. Tham khảo các loại cây cảnh tốt cho sức khỏe tại đây.
Hương Liên
>> Tại sao ai cũng nên trồng ít nhất một cây cảnh trong nhà?