Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

Quá trình hình thành, phát triển

Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Quận Hoàng Mai có diện tích: 4.104,1ha,dân số từ 19 vạn đến naylà 333.483 người (tính đến ngày 30/6/2009). Quận hiện có 58 tổ chức cơ sở Đảng với hơn 12.000 đảng viên.
Quận Hoàng Maiphía Bắc giáp quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, phía Tây và Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Đông giáp sông Hồng-quận Long Biên. Trải rộng từ Đông sang Tây, được chia làm 3 phần tương đối đều nhau bởi đường Giải Phóng, Tam Trinh (theo trục Bắc-Nam). Đơn vị hành chính gồm14phường trên cơ sở hợp nhất 9 xã thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai Bà Trưng: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ.

Dưới sự chỉ đạo của thành uỷ, UBND Thành phố và sự lãnh đạo trực tiếp của Quận uỷ,HĐND, UBND quận, các tầng lớp nhân dân trong quận đã chung sức chung lòng phấn đấu không ngưng nghỉ xây dựng Hoàng Mai trở thành một quận phát triển, diện mạo đổi thay từng ngày với nhiều công trình nhà chung cư cao tầng hiện đại, các khu đô thị mới khang trang như Định Công, Linh Đàm, Đền Lừ… Đặc biệt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỷ trọng giá trị thương mại - du lịch - công nghiệp ngày càng cao. Nông nghiệp phát triển theo chiều sâu với các loại cây có giá trị cao được đưa vào thâm canh tạo ra sản lượng hàng hoá cho thu nhập cao… Trên cơ sở kinh tế phát triển mạnh mẽ, các hoạt động văn hoá xã hội ngày càng được quan tâm và nâng cao chất lượng, hiệu quả nhất là trong sự nghiệp giáo dục-đào tạo, sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và xây dựng dời sống văn hoá trên địa bàn quận. Chính hệ thống chính trị được xây dựng và củng cố vững mạnh là nền tảng vững chắc tạo nên những thành tựu đáng phấn khởi của quận Haòng Mai trong những năm qua.
Thành tích đạt được không chỉ thể hiện hiệu quả công tác lãnh đạo điều hành của các cấp uỷ, chính quyền, hoạt động của các đoàn thể quần chúng và tổ chức chính trị, sự nỗ lực cao của các tầng lớp nhân dân mà còn là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn, là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân trong quận trong hành trình vươn tới tương lai, trong sự nghiệp đổi mới và quá trình hội nhập. Vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Bản đồ quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai

Quận Hoàng Mai có diện tích 4.104,10 ha (41,04 km²), dân số 365000 người (cuối năm 2013), gồm 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.

Hoàng Mai là quận có tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh nhất trong số các quận huyện mới của thủ đô, với hàng loạt khu đô thị như Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, Đền Lừ, Kim Văn – Kim Lũ, Vĩnh Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Ao Sào, Thịnh Liệt, Đại Kim – Định Công, … cùng hàng loạt dự án chung cư trên đường Lĩnh Nam, Tam Trinh, Pháp Vân, Nghiêm Xuân Yêm như Gamuda City, Hateco Yên Sở, khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, The Manor Central Park…

Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 3 (Trôi – Nhổn – Ga Hà Nội- Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà – Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh – Dương Xá); trong đó tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.

Bản đồ chi tiết quy hoạch quận Hoàng Mai năm 2020

Bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai đến năm 2020 với bản đồ tỉ lệ 1/2.000. Theo đó tổng diện tích đất trong ranh giới hành chính là 4.104 hecta với diện tích để phát triển đô thị là 3.034 hecta.
Quy hoạch quận Hoàng Mai
Bản đồ quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai năm 2020
Theo đó quy mô dân số quận Hoàng Mai đến năm 2020 sẽ là 250.000 người với địa giới hành chính có một số điểm nhấn như:
  • Quận Hoàng Mai được thành lập vào ngày 1/1/2004 trên diện tích bản đồ quy hoạch 4.100 hecta. quận nằm ngay cửa ngõ Đông Nam nội thành Hà Nội.
  • Quận Hoàng Mai có phía Bắc giáp các quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng.
  • Phía Tây và phía Nam giáp huyện Thanh Trì.
  • Phía Đông giáp sông Hồng và quận Long Biên.
  • Về mặt hành chính, quận Hoàng Mai chia ra 14 phường gồm: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.

Theo bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai được phát triển và quy hoạch đồng bộ với hàng loạt khu đô thị như : Đại Kim, Định Công, khu bán đảo Linh Đàm. Đền Lừ, Khu đô thị Gamuda City ...

Cùng với hàng loạt tuyến đường vành đai quan trọng như Đường vành đai 2.5, đường vành đai 3 đi qua các phố Lĩnh Nam, Tân Mai, Tam Trinh, Vĩnh Hưng, Minh Khai, Nguyễn Xiển.

Về giao thông, các đường lớn đang được dự kiến mở rộng như:

  • Quy hoạch 1/500 tuyến đường Vành đai 2.5 từ nút giao đường Giải Phóng – Kim Đồng đến nút giao đường Lĩnh Nam – Vành Đai 3: Dự kiến mở rộng 40.0m
  • Quy hoạch 1/500 hai bên tuyến đường Vĩnh Hưng từ ngã ba Lĩnh Nam – Vĩnh Hưng đến Dốc Đoàn Kết: Dự kiến mở rộng 21.5m
  • Quy hoạch tuyến đường Giải Phóng: Dự kiến mở rộng 46.0m
  • Quy hoạch tuyến đường Trương Định: Dự kiến mở rộng 40.0m
  • Quy hoạch tuyến đường Kim Ngưu – Mai Động – Tam Trinh: Dự kiến mở rộng 40.0m
  • Quy hoạch tuyến đường Hoàng Mai, Lĩnh Nam: Dự kiến mở rộng 22.5m
  • Quy hoạch tuyến đường Giáp Nhị, Nam Dư: Dự kiến mở rộng 21.5m
  • Quy hoạch tuyến đường Nguyễn Đức Cảnh: Dự kiến mở rộng 17.5m​

 

Vị trí Bản đồ Quy hoạch giao thông quận Hoàng Mai

Bản đồ Quy hoạch giao thông quận Hoàng Mai nằm trong Quy hoạch phân khu đô thị H2-3 và H2-4, với quy mô diện tích khoảng 41,04 km2.

Hiện nay, mật độ phương tiện cũng như lượng người tham gia giao thông trên các tuyến đường thuộc quận Hoàng Mai rất dày đặc, bởi đây là khu vực cửa ngõ ra-vào phía Nam của thành phố. Vì vậy, việc nắm bắt được các thông tin Quy hoạch giao thông trên địa bàn quận Hoàng Mai vô cùng hữu ích cho đầu tư BĐS trung – dài hạn.

Quận Hoàng Mai: Tập trung khai thác mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân quận Hoàng Mai triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhất là tốc độ tăng dân số cơ học nhanh gây áp lực cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Song với tinh thần đoàn kết, thống nhất, đặc biệt là lựa chọn trúng, đúng và chỉ đạo quyết liệt, sâu sát những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, Quận đã hoàn thành đạt và vượt toàn bộ 22/22 chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ III đã đề ra.

Một góc đô thị quận Hoàng Mai

Kinh tế tăng trưởng, diện mạo đô thị khởi sắc

Thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ III, Quận ủy Hoàng Mai đã xây dựng Chương trình số 02-CTr/QU về “Huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững xây dựng quận Hoàng Mai ngày càng giàu đẹp, văn minh, giai đoạn 2015-2020”. Quận ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế, tập trung tháo gỡ các khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đối thoại, thực hiện đúng, kịp thời các chính sách miễn, giảm, giãn thuế... hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh.

Nhờ vậy, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tăng qua các năm, hiện nay, có 14.699 doanh nghiệp, tăng 36% về số lượng so với thời điểm năm 2016 và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của quận. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu trung bình là 13,5%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng đề ra là tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ. Thu ngân sách ước đạt 25.741 tỷ đồng, tăng gấp 1,9 lần so với giai đoạn 2011-2015; thu ngân sách năm sau so với năm trước bình quân tăng 26%...

Là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, do vậy, Hoàng Mai xác định khâu đột phá trong nhiệm kỳ là phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giải phóng mặt bằng. 5 năm qua, trên địa bàn quận triển khai GPMB 117 dự án với tổng diện tích thu hồi đất khoảng 854,4ha, liên quan đến gần 22 nghìn hộ dân. Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay, đã hoàn thành dứt điểm GPMB 43 dự án với diện tích thu hồi là 213ha, kinh phí bồi thường, hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng liên quan đến 5.383 hộ, tổ chức, bố trí tái định cư cho 278 hộ. Hiện, quận đang tiếp tục GPMB 74 dự án. Trên cơ sở đó, quận đã triển khai 275 dự án đầu tư xây dựng cơ bản với tổng mức đầu tư 6.759,9 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách quận là 188 dự án, đến nay, đã hoàn thành là 124/188 dự án. Đáng chú ý, một số dự án có nguồn vốn ngoài ngân sách được hoàn thành đưa vào sử dụng, như: Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Công viên Yên Sở, Khu đô thị Gamuda Land, Khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm, Khu đô thị Timescity, Nam Đô, Gelexia Riverside, The Manor Central Park... đã tạo điểm nhấn cảnh quan đô thị của quận ngày càng văn minh, hiện đại.

Lãnh đạo Thành phố và quận gắn biển công trình Trung tâm Văn hóa - Thông tin thể thao Hoàng Mai

Theo Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Quang Hiếu, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, quận luôn coi trọng phát triển văn hóa, xã hội. Trong nhiệm kỳ qua, quận đã đầu tư 35 dự án liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao với tổng mức đầu tư 376,7 tỷ đồng, trong đó, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm Văn hóa - thể dục thể thao quận Hoàng Mai. Tính đến hết năm 2020, quận đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà hội họp khu dân cư, đạt tỷ lệ 95%. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, quận đã triển khai 43 dự án cải tạo, xây dựng trường học, nâng tổng số trưởng đạt chuẩn quốc gia của quận lên 70,4%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ III Đảng bộ quận đề ra.

Việc thực hiện chính sách với người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và chính sách xã hội cũng được đặc biệt coi trọng. Đến nay, số hộ nghèo trên địa bàn quận giảm 298 hộ, bằng 192,3% kế hoạch; đã có 29.270 lao động được hỗ trợ giải quyết việc làm, đạt 105% kế hoạch... Trong lĩnh vực y tế, 14/14 phường đều đạt bộ Tiêu chí quốc gia về y tế; mạng lưới y tế dự phòng hoạt động có hiệu quả. Dịch bệnh nguy hiểm được kiểm soát, nổi bật là làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Quyết liệt, sâu sát trong chỉ đạo, điều hành

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Đức Vinh chia sẻ, điểm nhấn nổi bật trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy Hoàng Mai trong nhiệm kỳ qua là sự đổi mới theo hướng cụ thể, tập trung, kiên quyết, hiệu quả và hướng về cơ sở. Các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác đều có sự phân công cụ thể theo hướng “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”. Đối với những vấn đề khó, nổi cộm, đều được Ban Thường vụ, Thường trực Quận uỷ yêu cầu định kỳ báo cáo, để quan tâm chỉ đạo cụ thể. Sau mỗi hội nghị đều có thông báo kết luận và Ủy ban Kiểm tra Quận ủy giám sát việc thực hiện.

Các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được Quận ủy lãnh đạo, triển khai đạt kết quả toàn diện. Trong nhiệm kỳ qua, toàn Đảng bộ kết nạp 1.072 đảng viên mới, vượt 19%; thực hiện luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 365 đồng chí, đảm bảo đúng quy định và phát huy năng lực, sở trường cán bộ. Đáng chú ý, quận tập trung thực hiện Nghị quyết 15 và Chỉ thị 15 của Ban Thường vụ Thành ủy, cơ bản giải quyết những vụ việc phức tạp, nổi cộm. Đặc biệt, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Thành phố về tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ người hoạt động không chuyên trách. Toàn quận đã giảm cán bộ không chuyên trách từ 2.609 người xuống còn 577 người; giảm từ 701 tổ dân phố xuống còn 350 tổ.

Với những kết quả nổi bật, toàn diện trên các lĩnh vực, Quận Hoàng Mai vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2018). Đảng bộ quận Hoàng Mai 3 năm liên tục (2017, 2018, 2019) đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời được Ban Thường vụ Thành ủy tặng Bằng khen Đảng bộ đạt thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ 2015-2020.

Tận dụng tốt hơn tiềm năng, thế mạnh để phát triển

Giai đoạn 2020-2025, Đảng bộ quận Hoàng Mai xác định, tập trung mọi nguồn lực, xây dựng quận Hoàng Mai giàu đẹp, văn minh, hiện đại, kinh tế - xã hội phát triển nhanh, toàn diện, hài hòa và bền vững, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân được nâng cao... Quận cũng xác định 5 nhiệm vụ chủ yếu và 3 khâu đột phá. Thứ nhất, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý từ quận tới cơ sở đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thứ hai, thực hiện tốt cải cách hành chính; quản lý theo mô hình chính quyền đô thị; hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số; tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thứ ba, tập trung khai thác mọi nguồn lực phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị xây dựng quận Hoàng Mai văn minh, hiện đại.

Hoàng Mai sẽ tập trung khai thác mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Cùng với việc chú trọng huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, quận sẽ nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị, đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị theo quy hoạch, nâng cao năng lực quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên. Quận tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm và thực hiện tốt đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2021-2026; phấn đấu hoàn thành các tuyến đường theo quy hoạch: Đường 2,5, đường Lĩnh Nam, đường Tam Trinh, phía Đông khu Trung tâm hành chính quận giai đoạn II&III, đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên… Đặc biệt, quận tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền các cấp gắn với thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị theo chỉ đạo của Trung ương, Thành phố.

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Đức Vinh khẳng định: Khó khăn, thách thức còn nhiều, song, với tinh thần đoàn kết, thống nhất, toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Hoàng Mai quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025, xây dựng quận giàu đẹp, văn minh, hiện đại, góp phần vào sự nghiệp phát triển Thủ đô và đất nước.

Khám phá khu vực

Bằng ứng dụng công nghệ hiện đại, chúng tôi có những thông tin sát và đúng nhất về thị trường. Hãy xem hướng dẫn toàn diện của chúng tôi về các vùng lân cận để tìm hiểu các điểm an cư mới nhất hoặc được yêu thích nhất trên khắp cả nước.

Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội

Quận Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội, được nâng cấp thành quận trên cơ sở chia tách huyện Từ Liêm cũ. Theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của thủ đô Hà Nội.

Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Click lên đầu trang