1. Điều kiện tự nhiên: Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.
Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó. Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa. Phía bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía nam giáp thành phố Cam Ranh, phía tây giáp huyện Diên Khánh, phía đông tiếp giáp với biển. Thành phố Nha Trang có tổng diện tích đất tự nhiên là252,6km2, với 27 đơn vị hành chính cơ sở:19 phường và 08 xãvới dân số trên393.218 người( số liệu 31/12/2010). Nha Trang có nhiều lợi thế về địa lý, thuận tiện về đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển trong nước và quốc tế, là cửa ngõ Nam trung bộ và Tây Nguyên nên Nha Trang có nhiều điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu và phát triển. Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.280km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km, Cố đô Huế 630km, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ 620km. Nha Trang có nhiều trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu, các trường Cao đẳng, trường dạy nghề, các trung tâm triển khai các tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành tương đối đồng bộ. Chính vì vậy thành phố Nha Trang đã trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Khánh hòa và của vùng Nam Trung Bộ. Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mặt nước biển được chia thành 3 vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái có diện tích khoảng 81,3 km², chiếm 32,33% diện tích toàn thành phố; vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 30đến 150chủ yếu nằm ở phía Tây và Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ chiếm 36,24% diện tích, vùng núi có địa hình dốc trên 150phân bố ở hai đầu Bắc-Nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố. Nha Trang có khí hậu nhiết đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,30C. Có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài. Mùa mưa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 đến 20% số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 và kết thúc sớm vào tháng 11. So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh năm (250C - 260C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000C), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão. 2. Quá trình hình thành: Cuối thế kỷ XIX, từ những khu dân cư nhỏ chủ yếu sống bằng nghề nông và nghề cá dọc hai bên bờ sông Cái. Lúc hình thành thị trấn Nha Trang có 4 làng là Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thanh, Phường Sài. Sau ngày giải phóng, Nha trang được chia thành 3 đơn vị hành chính. Quận 1, Quận 2, Quận Vĩnh Xương và sau đó hợp nhất Quận 1 và Quận 2 thành thị xã Nha Trang. Năm 1977, thị xã Nha Trang được Hội đồng Chính phủ nâng cấp thành thành phố trực thuộc tỉnh. Đến nay Nha Trang đã trở thành thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của tỉnh, là thành phố du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong nước và quốc tế, và là một trong những trung tâm khoa học kỹ thuật, giao lưu thương mại của vùng. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong các đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. 3. Danh lam thắng cảnh: Tại Đại hội lần thứ hai Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới tổ chức tại Tadoussac (Quesbec, Canada), tháng 6/2003, vịnh Nha Trang đã được công nhân là thành viên chính thức của Câu lạc bộ, mở ra một cơ hội lớn để quảng bá Nha Trang – Khánh Hòa. Vịnh Nha Trang được biết đến với hệ thống các đảo lớn nhỏ, là một trong những điểm hấp dẫn, thu hút du khách đến với Nha Trang. Vịnh Nha Trang, với diện tích trên500 km2, có 19 hòn đảo lớn, nhỏnằm rải rác xa, gần tạo nên cảnh quan vừa kỳ vĩ, vừa thơ mộng. Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36 km2 nằm che chắn phía đông nên vịnh Nha Trang kín gió và êm sóng. Trên đảo có những bãi tắm đẹp như Bãi Trũ, Bãi Tre. Đảo Hòn tre cách đất liền hơn 3km, có chiều dài hơn 10km, chiều ngang chỗ rộng nhất khoảng 6km, nhìn xa như một con cá sấu khổng lồ đang trườn giữa hồ nước mênh mông, xanh thẳm. Những năm gần đây hòn đảo này nổi lên như một điểm sáng cho du lịch biển, đảo của Nha Trang, với sự ra đời của Khu du lịch sinh thái Hòn Ngọc Việt (Vinpearl Resort and Spa), đẳng cấp 5 sao, được khai trương vào cuối năm 2003, sau khi ra đời khu du lịch này sớm nổi tiếng với nhiều vẻ đẹp hấp dẫn của nó. Chính sự đa dạng về địa hình giữa đồng bằng, đồi núi, các đảo đã tạo cho Nha Trang những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Hòn Tằm, Hòn Mun, Đảo Yến ... Hệ thống các đảo nhỏ trong vịnh Nha Trang rất đa dạng, với nhiều đảo lớn nhỏ như Hòn Mun, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Miễu, Hòn Hố, Hòn Đụn, Hòn Một. Đây là những hòn đảo không chỉ có những cảnh đẹp trên bờ mà còn có những cảnh đẹp dưới nước. Những hòn đảo này cũng là nơi cư trú và làm tổ của loài chim yến, tổ của loài chim Yến là một đặc sản nổi tiếng của Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung, rất bổ dưỡng cho sức khỏe, có giá trị kinh tế rất cao. Yến Sào Nha Trang, Khánh Hòa là một món quà vô cùng ý nghĩa, rất được du khách ưu chuộng. Đảo Hòn Mun là nơi thiết lập khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam có những rạn san hô với một quần thể sinh vật biển còn nguyên sơ, gần như độc nhất vô nhị không chỉ của Việt Nam mà còn của cả Đông Nam Á. Trong quá trình phát triển, các thế hệ người dân Nha Trang, Khánh Hòa đã sáng tạo di sản văn hóa vật thể vô cùng quý giá, đó là các công trình kiến trúc độc đáo, những di tích lịch sử văn hóa có giá trị với hệ thống các đình, đền, chùa, tháp, miếu ... vẫn còn tồn tại đến ngày nay như: Tháp Bà Ponagar, Đình Phương Sài, Đình Phú Vinh, Đền Hùng Vương, Đền Trần Hưng Đạo, Chùa Long Sơn, Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang (nhà thờ Núi) ... Khu tháp cổ thờ bà mẹ xứ sở Ponagar (còn gọi là khu Tháp Bà Ponagar Nha Trang) nằm trên đỉnh hòn Cù Lao thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha trang là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thuộc loại lớn nhất trong hệ thống đến tháp Chăm tại Việt Nam. Khu di tích Tháp Ponagar được xây dựng trong khoảng thời gian từ thếkỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XII, tọa lạc trên hai mặt bằng. Mặt bằng thứ nhất ở độ cao khoảng10mso với mực nước biển, là một quần thể kiến trúc tiền đình. Mặt bằng thứ hai, có một cụm gồm04 thápbố trí theo hình thước thợ, cả 04 tháp được xây dựng bằng gạch nung, được xếp chồng lên nhau thật vững chãi. Đây là di tích lịch sử độc đáo, công trình tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của dân tộc Chăm, đã đượcxếp hạng di tích lịch sử Quốc gia vào năm 1979. Hiện tọa lạc tại đường 2/4- phường Vĩnh Phước- Nha Trang Song song đó là những di sản văn hóa phi vật thể rất đặc sắc, thể hiện tâm tư, nguyện vọng, tính cách, lối sống của con người Nha Trang. Đó là những lễ hội dân gian, mà tiêu biểu là Lễ hội Tháp Bà, lễ hội cầu ngư của các ngư dân, lễ hội cúng đình. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài sản phong phú về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cùng sự quan tâm trong việc xây dựng chính sách phát triển đầu tư cho du lịch, hiện nay thành phố Nha Trang là một điểm sáng trong ngành du lịch Việt Nam, trở thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước và đang vươn lên xứng tầm quốc tế. Nha Trang có rất nhiều điểm tham quan vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng hấp dẫn như Vinpear land, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Tháp bà Ponagar, Viện Hải dương học, Khu bảo tồn làng Bảo Đại ... nhiều khu Spa Resot nổi tiếng như: Khu Du lịch Vinpear land, Khu Du lịch và giải trí Diamond Bay, Trung tâm Du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang, Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng I-Resort Nha Trang, Khu Du lịch tắm khoáng bùn Trăm Trứng và các trung tâm mua sắm như: Chợ Đầm, Nha Trang Center, Siêu thị Maximark, Coop.mark. Siêu thị Metro .... Các danh lam thắng cảnh, các điểm tham quan vui chơi, giải tri, mua sắm nằm tương đối gần nhau, rất thuận tiện cho việc di chuyển và có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau: đi bộ, đi xe đạp, xe buýt, ô tô, ca-nô ... Chính vì vậy, Nha Trang được biết đến như là một thiên đường để tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
Lịch sử hình thành
Từ năm 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng. Với Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn. Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải.
Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10 km về phía Tây Nam).
Đến Nghị định ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang được nâng lên thị xã. Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ.
Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
Ngày 22 tháng 10 năm 1970, sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái.
Tiếp đó, nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5 tháng 6 năm 1971, chia thị xã Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi các khu phố thành phường. Nghị định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3 tháng 9 năm 1974 sáp nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang.
Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang. Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương.
Tháng 9 năm 1975, hợp nhất hai quận: quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang, gồm 17 phường: Lộc Thọ, Ngọc Hiệp, Phước Hải, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phương Sài, Phương Sơn, Tân Lập, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Vĩnh Hải, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Trường, Xương Huân.
Ngày 30 tháng 3 năm 1977, theo quyết định số 391-CP/QĐ của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào Nha Trang.
Ngày 27 tháng 3 năm 1978, thành lập xã Phước Đồng thuộc vùng kinh tế mới.
Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 19 tháng 11 năm 1998, chia phường Phước Hải thành 2 phường: Phước Hải và Phước Long.
Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 106/1999/QĐ-TTG công nhận thành phố Nha Trang là đô thị loại II.
Ngày 15 tháng 3 năm 2002, chia phường Vĩnh Hải thành 2 phường: Vĩnh Hải và Vĩnh Hòa.
Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 518/QĐ-TTg công nhận thành phố Nha Trang là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Bản đồ quy hoạch Nha Trang cập nhập mới nhất 2020
Bất động sản Nha Trang những năm gần đây nóng hổi với sức hút của các nhà đầu tư tập trung vào nhiều. Chưa hết cơ sở hạ tầng ở đây ngày càng được nâng cấp hơn nữa kéo theo thị trường nhà đất tăng giá. Là nhà đầu tư bạn quan tâm đếnbản đồ quy hoạch Nha Trangmới nhất với các phân khu ra sao để nắm bắt cơ hội ddosnd đầu thị trường. Bên dưới đây sẽ là bảng chi tiết về quy hoạch chỉnh trang đô thị tại Nha Trang.
Tham khảo bản đồ quy hoạch Nha Trang mới nhất
Những năm gần đây tỉnh Khánh Hòa đã nhận được nguồn lực đầu tư khủng từ phía các nhà đầu tư quốc tế bên trong lẫn ngoài nước cùng với hàng trăm ngàn dự án lớn nhỏ sẽ được triển khai.
Nâng cấp và chỉnh trang đô thị toàn diện nhất là hướng đường phía Tây của đường Lê Hồng Phong. Tại đây có khá nhiều dự án, các cơ sở hạ tầng nhanh chóng hoàn thiện và đi vào hoạt động.
Vị trí của Nha Trang – Khánh Hòa nơi có lợi thế phát triển kinh tế biển.
+ Phía bắc giáp ranh tỉnh Phú Yên.
+ Tây bắc giáp tỉnh Daklak.
+ Tây nam giáp Lâm Đồng.
+ Phía nam giáp Ninh Thuận.
+ Phía đông giáp biển đông.
Là vùng có diện tích đất lớn thuộc quy hoạch nuôi trồng khai thác thủy sản, du lịch. Cả hai lĩnh vực này đều là thế mạnh của thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung.
Theo thông tin cập nhập về bảng quy hoạch chung của Nha Trang mới nhất hiện nay bên phía UBND tỉnh đã tiến hành triển khai lập quy hoạch tỉnh 2021-2030 tầm nhìn đến 2040. Đến thời điểm này những quy hoạch về cơ sở hạ tầng sẽ nhanh chóng hoàn thiện. Hiện nay chính sách quy hoạch đang trình lên thủ tướng phê duyệt và dự kiến trong tháng 12-2020 sẽ được duyệt xong và tiến hành bắt đầu. Trong thời gian sắp tới bản đồ quy hoạch của Nha Trang sẽ có nhiều điều chỉnh mới. Nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển thực tế của tỉnh hiện tại và trong tương lai.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Nha Trang
Đây là khoản thời gian mà bản đồ quy hoạch Nha Trang hiện có nhiều chỉnh đổi mới. Kế hoạch sử dụng đất cuối kỳ 2016-2020 tại khu vực tỉnh Khánh Hòa theo quyết định 48/NQ-CP cụ thể như sau:
Nha Trang thành phố đô thị loại 1 thuộc khu vực phía Đông của tỉnh Khánh Hòa, có tổng diện tích là 251 km². Là khu vực trung tâm kinh tế chính trị, du lịch của toàn tỉnh Khánh Hòa, vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Trung.
Bản đồ quy hoạch Nha Trangcó tổng cộng 19 phường nội thành và 8 xã ngoại thành.
Định hướng của thành phố Nha Trang sẽ phát triển toàn diện lên bộ mặt mới của một đô thị thông minh. Thành phố phát triển theo hướng Tây và Bắc chạy dọc theo đường bờ biển.
Khu sân bay Nha Trang định hướng quy hoạch trung tâm đô thị – thương mại –dịch vụ – tài chính – du lịch.
Khu trung tâm đô thị, khu hành chính của thành phố duy trì như hiện nay. Phát triển mạnh khu vực trung tâm văn hóa vùng ven biển, khu liên hợp thể thao của tỉnh Khánh Hòa. Phát triển dự án giáo dục đào tạo tại các tỉnh Vĩnh Ngọc, Phước Đồng…
Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Nha Trang dựa theo quyết định số 1833/QĐ-UBND tỉnh Khánh Hòa xét phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đến 2020 tỷ lệ 1/25000.
Bản đồ quy hoạch dự án phía Tây và trung tâm Nha Trang, quan trọng nhất là dự án sân bay cũ nối đại lộ Đông Tây với 15 nút giao thông. Bộ mặt thật lẫn tình trạng kẹt xe của thành phố sẽ không còn nữa. Thời gian di chuyển nhanh giảm ách tắc giao thông, một loạt hệ thống quảng trường, phố đi bộ, các trung tâm thương mại…sẽ được mọc lên giảm tải cho con đường Trần Phú khi có các sự kiện lớn diễn ra. Dễ dàng cho thấyThe Aston Nha Trangđược hưởng lợi từ các quy hoạch nút giao thông đại lộ này.
Đầy đủ và chi tiếtbản đồ quy hoạch Nha Trangvề kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch cơ sở hạ tầng ra sao trong năm 2020 tầm nhìn đến 2040. Qua đây các nhà đầu tư thông thái có thể tham khảo để chọn mua cho mình vùng đất ưng ý sinh lợi nhuận khi các chính sách quy hoạch thực hiện.
Khám phá khu vực
Bằng ứng dụng công nghệ hiện đại, chúng tôi có những thông tin sát và đúng nhất về thị trường. Hãy xem hướng dẫn toàn diện của chúng tôi về các vùng lân cận để tìm hiểu các điểm an cư mới nhất hoặc được yêu thích nhất trên khắp cả nước.
Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành ở phía Nam Thủ đô Hà Nội có trung tâm là thị trấn huyện lỵ Văn Điển cách trung tâm thành phố khoảng 9,0km theo Quốc lộ 1A Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh
Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Ba Đình, phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải phóng), phía Nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía Tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch).
Quận Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội, được nâng cấp thành quận trên cơ sở chia tách huyện Từ Liêm cũ. Theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của thủ đô Hà Nội.
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành ở phía Nam Thủ đô Hà Nội có trung tâm là thị trấn huyện lỵ Văn Điển cách trung tâm thành phố khoảng 9,0km theo Quốc lộ 1A Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh
Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Ba Đình, phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải phóng), phía Nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía Tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch).
Quận Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội, được nâng cấp thành quận trên cơ sở chia tách huyện Từ Liêm cũ. Theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của thủ đô Hà Nội.
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành ở phía Nam Thủ đô Hà Nội có trung tâm là thị trấn huyện lỵ Văn Điển cách trung tâm thành phố khoảng 9,0km theo Quốc lộ 1A Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh
Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Ba Đình, phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải phóng), phía Nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía Tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch).